Chuyện chưa kể về người Anh hùng: Người vợ thuyền trưởng anh hùng
Để bày tỏ lòng tôn kính và cũng là để tưởng nhớ tới cội nguồn, noi gương tấm gương trung liệt, hiếu nghĩa của 2 vị tướng họ Vũ, người dân làng Vĩnh Khê đã lấy ngày sinh của 2 ông (ngày mùng 7 tháng 1 âm lịch) để mở hội làng.Giá heo hơi hôm nay 2.5.2024: Nhập khẩu thịt tăng trở lại, vượt nửa tỉ USD
Vài ngày trước, tài khoản TikTok "vinhthichanngon" đăng tải clip cảnh một phụ nữ vừa ôm con vừa bán cà phê tạo nên chú ý từ cộng đồng. Người trong clip đó là chị Nguyễn Thị Như Thùy (35 tuổi), kinh doanh cà phê mang đi ở Q.Tân Phú, TP.HCM.Theo mô tả từ clip, quầy cà phê nhỏ của chị Thùy nằm trên đường Lê Trọng Tấn, Q.Tân Phú. Mỗi sáng, chị đều dọn hàng ra bán cùng con trai nhỏ của mình. Chị ngồi tại quầy, vừa trông con vừa bán cà phê cho khách. Đôi lúc chị lại ôm con vào lòng dỗ dành. Khi con trai ngủ, chị cho con nằm dưới quầy, lót bằng tấm bạt, phía trên là nơi pha chế cà phê để bán cho khách.Ngay sau clip được đăng tải đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng theo dõi mạng xã hội. Nhiều người để lại bình luận với lời cảm thông, động viên, chia sẻ với nỗi vất vả mưu sinh của chị Thùy. Đồng thời một số người cũng chia sẻ về hoàn cảnh tương tự mà mình đang gặp phải.Trao đổi với PV Thanh Niên, Hồ Khách Vĩnh (28 tuổi), chủ tài khoản TikTok "vinhthichanngon", chính là người đã quay clip chị Thùy và đăng tải lên trang cá nhân.Anh Vĩnh cho hay đã biết chị Thùy cách đây khoảng 1 tháng, nhưng đến gần đây mới có thể liên hệ và gặp được. Tiếp đó, anh đến tìm hiểu hoàn cảnh chị Thùy rồi đăng lên mạng xã hội."Tôi thấy hoàn cảnh của chị khá khó khăn, khởi nghiệp ở tuổi 35, không có tiền cho con đi học nên phải mang con theo khi bán hàng. Một ngày chị bán được vài ly, không đủ tiền trang trải cuộc sống nên tôi có hỏi chị ước mơ gì. Chị nói chỉ mơ bán được một ngày 100 - 200 ly cà phê. Thế là tôi quay và đăng lên để mọi người biết đến để ủng hộ", anh Vĩnh nói.Khi clip được quan tâm, ngày hôm sau, anh Vĩnh trở lại nơi kinh doanh của chị Thùy, nhận thấy có nhiều sự đổi thay so với thời điểm trước. Khách hàng kéo đến nườm nượp, không lúc nào chị ngơi nghỉ. Chị Thùy nhanh chóng bán hết cà phê trong thời gian ngắn.Không giấu niềm vui, chị Thùy nói rằng đây là điều bất ngờ và không thể nghĩ đến được. Chị Thùy cho biết quê hương ở TP.Huế. Do làm ăn thất bại nên chị và chồng rời quê, vào TP.HCM tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, cách đây khoảng một năm rưỡi, chị và chồng chia tay. Chị ra riêng, thuê phòng trọ ở và một mình nuôi con. Không tiền, không việc làm, chị liều mình vay nợ 5 triệu đồng để mở quầy bán cà phê tạm trên vỉa hè thời điểm trước Tết Ất Tỵ.Tuy nhiên, việc buôn bán không mấy thuận lợi. Mỗi ngày chị chỉ bán được từ 15 - 20 ly cà phê nên không đủ trang trải cuộc sống cũng như cho con đi học. Do đó, chị Thùy vừa ôm con vừa bán như trong clip đăng tải. Mỗi sáng, chị Thùy dậy thật sớm, bán từ 5 giờ 30 - 10 giờ 30 rồi về nhà. Buổi chiều, chị bán qua mạng rồi mang giao cho khách khi cần. Những loại nước đều do một tay chị pha chế, đồng thời những vật dụng chị đều chất đầy xe máy tự chở ra và về phòng trọ.Cách đây vài ngày, việc buôn bán của chị thay đổi chóng mặt sau khi xuất hiện trên mạng xã hội. Hàng dài người xếp hàng mua nước của chị những ngày qua tăng lên đáng kể. "Người đến mua cà phê đông lắm, tăng gấp 10 - 20 lần luôn. Tôi thật sự rất bất ngờ và mừng lắm, xoay xở không kịp luôn. Hôm nay tôi bán được 250 ly nước", chị Thùy bày tỏ.Con trai chị Thùy cũng được một người phụ nữ giúp đỡ, hỗ trợ học phí. Từ đó, việc buôn bán của chị trôi chảy và thuận lợi hơn nhiều."Trước kia, ước mơ của tôi chỉ là mỗi ngày bán được 50 - 70 ly cà phê, đủ để đóng tiền trọ, nuôi con là được. Giờ tôi bán hơn 200 ly rồi, bao nhiêu đó đủ tiền nuôi con rồi. Tôi cũng không mong gì thêm", chị Thùy nói và cảm ơn những người ủng hộ và giúp đỡ trong lúc khó khăn nhất.
Trao tiền hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn ở Bình Định
Hoàng tử Harry đồng ý nhận khoản tiền bồi thường lên tới 8 con số sau khi đạt được thỏa thuận bất ngờ trong cuộc chiến pháp lý với nhà xuất bản tờ báo Anh The Sun.Theo People, thỏa thuận dàn xếp liên quan đến một khoản tiền lên tới 8 con số, có khả năng vượt quá 12 triệu USD, bao gồm các khoản bồi thường thiệt hại trong vụ kiện của Hoàng tử Harry chống lại nhà xuất bản về cáo buộc các nhà báo và thám tử tư thu thập thông tin bất hợp pháp.Cuộc dàn xếp diễn ra vào ngày 22.1 sau khi cả hai bên đạt được thỏa thuận trước lúc phiên tòa chính thức ở London bắt đầu. NGN cho biết họ "xin lỗi toàn diện và rõ ràng" với Harry và xác nhận họ đã đồng ý trả cho anh "khoản bồi thường thiệt hại đáng kể". Phát biểu bên ngoài Tòa án tối cao London, thay mặt cho Harry và người đồng nguyên đơn - cựu Nghị sĩ Đảng Lao động Tom Watson, luật sư của Harry là David Sherborne đã kêu gọi cảnh sát điều tra tờ báo và nói về việc Harry đệ đơn kiện nhà xuất bản đã tác động đến anh và cuộc sống gia đình như thế nào."Trong chiến thắng lớn ngày hôm nay, báo giới Anh đã thừa nhận rằng The Sun - tờ báo chủ lực của đế chế truyền thông Anh của Rupert Murdoch - thực sự đã tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp. Điều này thể hiện sự minh oan cho hàng trăm người khiếu nại khác bị ép buộc giải quyết mọi cáo buộc mà không thể tìm ra sự thật về những gì đã xảy ra với họ", Sherborne nói."Sau những cuộc phản kháng, phủ nhận và đấu tranh pháp lý không ngừng của NGN, bao gồm cả việc chi hơn 1,23 tỉ USD cho các khoản bồi thường và chi phí pháp lý (cũng như trả tiền cho những người thưa kiện) để ngăn chặn bức tranh toàn cảnh được công bố, NGN cuối cùng đã phải chịu trách nhiệm về các hành động bất hợp pháp và sự coi thường trắng trợn đối với luật pháp của mình", Sherborne tiếp tục. "Sự thật hiện đã được phơi bày là NGN đã thuê hơn 100 thám tử tư bất hợp pháp trong ít nhất 16 năm qua. Điều này xảy ra nhiều ở tờ The Sun cũng như News of the World có sự chỉ đạo của tất cả các biên tập viên, giám đốc điều hành", Sherborne nói thêm.Sherborne tiếp tục chia sẻ rằng "kết quả ngày hôm nay chỉ đạt được nhờ vào sự kiên cường tuyệt đối của Hoàng tử Harry và ngài Watson, những người sẵn sàng đưa NGN ra xét xử, đưa đến sự thừa nhận mang tính lịch sử này về hành vi phi pháp tại The Sun". "Do hậu quả trực tiếp của việc thưa kiện, Hoàng tử Harry và gia đình của anh phải liên tục chịu đựng sự đưa tin hung hăng và trả thù kể từ khi bắt đầu gửi đơn khiếu kiện cách đây hơn 5 năm. Điều này tạo ra những lo ngại nghiêm trọng về sự an toàn của anh ấy và gia đình. Quyền lực của luật pháp giờ đây phải được thực thi trọn vẹn. Hoàng tử Harry và Tom Watson cùng những người khác kêu gọi cảnh sát và Quốc hội điều tra không chỉ hoạt động phi pháp - cuối cùng đã được thừa nhận - mà còn cả hành vi khai man và che đậy trong suốt quá trình này. Hôm nay, những lời nói dối đã bị phơi bày, những hành vi che đậy đã bị vạch trần. Điều đó chứng minh rằng không ai đứng trên luật pháp. Thời điểm chịu trách nhiệm đã đến", Sherborne tiếp tục. Phát biểu bên ngoài tòa án, Watson cũng khen ngợi Harry, người đã có mặt trong phiên tòa hôm 21.1. "Lòng dũng cảm đáng kinh ngạc của Harry đã mang lại trách nhiệm cho một bộ phận truyền thông vốn nghĩ rằng họ không thể bị đụng chạm. Tôi đang nói thay cho hàng ngàn nạn nhân rằng chúng tôi biết ơn Harry vì sự ủng hộ không lay chuyển và quyết tâm của anh dưới áp lực phi thường", Watson tuyên bố.Watson sau đó kêu gọi Rupert Murdoch "tiếp tục lời thừa nhận tội lỗi của công ty bằng lời xin lỗi cá nhân tới Hoàng tử Harry, tới Vua Charles và vô số người khác đã phải chịu đựng hành vi phi pháp tương tự từ đế chế truyền thông của ông ta".Hoàng tử Harry cáo buộc nhà xuất bản NGN thu thập thông tin bất hợp pháp từ năm 1996 đến 2011, khoảng thời gian mà The Sun và News of the World (hiện không còn tồn tại) bị cáo buộc nhắm vào anh. NGN trước đó đã phủ nhận mọi hành vi sai trái.Trong tuyên bố hôm 21.1, NGN nêu rõ: "Xin lỗi Công tước xứ Sussex một cách đầy đủ và rõ ràng vì sự xâm phạm nghiêm trọng của The Sun vào đời tư của anh từ năm 1996 đến 2011, bao gồm cả các hoạt động phi pháp do các thám tử tư làm việc cho The Sun thực hiện. NGN cũng xin lỗi đầy đủ và rõ ràng tới Công tước xứ Sussex vì hành vi nghe lén điện thoại, theo dõi và sử dụng sai thông tin cá nhân của các nhà báo và thám tử tư được News of the World chỉ định. NGN cũng xin lỗi Công tước vì tác động của việc đưa tin rộng rãi và xâm phạm nghiêm trọng đến đời tư của anh cũng như đời tư của Công nương Diana, người mẹ quá cố của anh. Chúng tôi thừa nhận và xin lỗi vì sự đau khổ mà Hoàng tử Harry phải gánh chịu, cũng như thiệt hại gây ra cho các mối quan hệ, tình bạn và gia đình. Chúng tôi đồng ý bồi thường cho anh những khoản thiệt hại đáng kể".
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.
Hiệu trưởng trường mầm non kết bạn qua facebook với phụ huynh để nghe ý kiến
Bên cạnh đó, PCP cũng từng thiết kế nhiều công trình công cộng có tiếng vang như Trung tâm trình diễn nghệ thuật Adrienne Arsht tại thành phố Miami, Nhà hát Samueli tại thành phố Costa Mesa hay Trung tâm triển lãm và hoạt động nghệ thuật Pacific Design tại thành phố West Hollywood…